Hiện tượng bị tê chân khi mang thai thường xảy ra từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, cơ thể em bé đã dần hình thành đầy đủ các cơ quan, mẹ cũng vì thế mà tăng cân rõ rệt. Nếu như trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 1 kg thì từ tháng tiếp theo, mẹ có thể tăng 4 kg hoặc nhiều hơn. Càng về các tháng cuối, em bé lớn càng nhanh và mẹ tăng cân càng nhiều.
Khi mẹ bầu tăng cân đột ngột như vậy, áp lực cân nặng sẽ đè lên các mạch máu và dây thần kinh, khiến cho máu khó lưu thông. Khi đó, mẹ bầu sẽ thấy tê đầu ngón tay, tê ngón chân. Cảm giác này xuất hiện nhiều vào đêm và sáng sớm, tuy nhiên khá nhẹ nhàng và cũng chấm dứt nhanh chóng.
Cân nặng tăng lên càng nhiều tình trạng bị tê tay khi mang thai càng diễn ra thường xuyên hơn. Nếu mẹ càng lười vận động, bệnh sẽ càng nặng. Tay chân mẹ bầu có thể thấy đau như kiến đốt, một số ít trường hợp thấy đau như kim châm, chân đứng không vững, tay không thể cầm nắm các vật.
Nguyên nhân
Theo phân tích ở trên, bị tê tay khi mang thai phần lớn do vấn đề cân nặng gây ra. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như sau:
Lười vận động: Người mang bầu cơ thể nặng nề khiến họ có tâm lý lười vận động. Tuy nhiên, việc làm này không hề tốt cho thai nhi, và nó càng làm các mạch máu bị đè nén, khó lưu thông khiến chân tay tê nhiều hơn.
Thiếu dinh dưỡng: Mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ cần tăng ít nhất 12 kg, nếu tăng ít hơn số cân này, mẹ có thể bị thiếu dinh dưỡng. Khi đó, cơ thể thiếu máu nuôi khiến cho các vị trí ở xa tim như chân và tay không được nuôi dưỡng đầy đủ, gây ra chứng tê chân tay.
Do hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay khiến mẹ bị tê tay khi mang thai do dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép. Cảm giác tê cứng sẽ lan từ hai ngón giữa đến lòng bàn tay, tới cổ tay hoặc cả cánh tay.
Do đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa gây ra bệnh bị tê chân khi mang thai, các cơn đau kéo dọc từ thắt lưng xuống dưới một trong hai chân (rất ít khi tê cả hai chân).
Các bệnh viêm khớp: Như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp nhiễm trùng cũng gây ra bệnh tê chân tay, đôi khi cứng khớp, sưng đau kèm theo đỏ.
Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính suy đoán, tham khảo. Muốn xác định chính xác nguyên nhân bị tê tay khi mang bầu, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được giải đáp.
Cách chữa
Bị tê tay tê chân khi mang thai là hiện tượng rất bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng về các triệu chứng này. Chỉ cần một số lưu ý nho nhỏ, mẹ sẽ cải thiện được tình trạng có bầu bị tê tay một cách dễ dàng.
Ăn uống và vận động đầy đủ: Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện. Khi cân nặng tăng lên, nếu không gặp vấn đề gì về sức khỏe, mẹ hoàn toàn có thể tham gia các môn thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga, ngồi thiền. Nó không chỉ giúp mẹ giảm bệnh bị tê tay khi mang bầu mà còn duy trì vóc dáng thon gọn vừa phải trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Không ngồi lâu một tư thế: Ngồi lâu một tư thế sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị đè nén. Với mẹ bầu, khi ngồi xem tivi nên gác tay lên một chiếc gối êm ở cạnh ghế. Khi nằm, nên đặt một chiếc gối êm mềm mại dưới chân và tay. Nếu đang ngủ mà thấy tê chân tê tay, mẹ có thể nhờ người xoa bóp chân tay hoặc đổi tư thế khác.
Ngâm chân trong nước nóng và xoa bóp thường xuyên: Mỗi buổi tối, mẹ bầu nên ngâm chân với nước nóng cho mạch máu dãn nở. Sau đó, nên xoa bóp chân tay trước khi ngủ để có được một giấc ngủ ngon hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét