Chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn

Phẫu thuật gãy xương đòn thực chất không phải là trường hợp khó, thời gian phẫu thuật diễn ra trung bình chỉ trong khoảng 1 giờ và thời gian hồi phục nhanh hơn các vị trí xương khác. Tuy nhiên, chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm như bung nẹp, di lệch xương

Vì vậy, người bệnh cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật thành công như:

Chọn bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm

Một trong những vấn đề người gãy xương đòn cần quan tâm là lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.

Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật phù hợp

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho một ca phẫu thuật gãy xương đòn, hãy xin ý kiến của bác sĩ. Sau khi kiểm tra, tùy vào mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Điều trị thoái hóa cột sống ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-o-dau.html

Chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn
Chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn


Lưu ý cách chăm sóc hậu phẫu tốt

Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 3 lần trong ngày mỗi lần 15 phút giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.

Không nâng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.
Không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.

Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.

Trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.

Tái khám theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

Dinh dưỡng đúng cách sau phẫu thuật

Người bệnh nên uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nên cung cấp nhiều thức ăn có calci như nghêu, sò, cua,... Ngoài ra, người bệnh nên vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.

►Xem thêm: Viêm tuỷ cấp

Nhận xét