Quy trình xoa bóp bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm chung được chia làm 3 bước, tuân thủ nguyên tắc điều trị là: Thư cân hoạt lạc, hoạt huyết chỉ thống và được tiến hành tuần tự như sau:
Bước 1: Làm mềm, dãn cơ vùng lưng – mông
Tư thế: Bệnh nhân nằm sấp, thư giãn toàn thân, ngực áp giường, 2 tay để dọc thân, chân duỗi thẳng. Thầy thuốc đứng ở bên đau của bệnh nhân.
Xoa:
Thầy thuốc dùng đầu ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa vùng thắt lưng, hông, mặt sau ngoài chân, trọng tâm xoa vùng thắt lưng cùng, xoa từ bên không đau đến bên đau, thời gian 5 phút.
Day:
Thầy thuốc dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh dọc theo hai bên khối cơ cạnh sống, xương hông, mặt sau ngoài chân từ bên không đau đến bên đau của bệnh nhân. Động tác này thường làm chậm, mức độ nặng hay nhẹ cần phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Thời gian 3 phút.
Bóp:
Thầy thuốc dùng ngón tay cái và các ngón tay kia bóp vào cơ các khối cơ vùng thắt lưng – hông. Có thể dùng 2, 3, 4 hay 5 ngón tay. Có thể vừa bóp vừa hơi kéo lên. Không nên dùng lực bóp ở đầu ngón tay vì như vậy sẽ gây đau. Động tác cần nhẹ nhàng, phù hợp sức chịu đựng của từng bệnh nhân.
Lăn:
Thầy thuốc dùng mô ngón tay út, 4 ngón lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong thời gian 5 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân khoảng 2 phút.
Kết thúc bước 1: hiệu quả đạt được là cơ vùng lưng và mông của bệnh nhân mềm, giãn tối đa, bệnh nhân thấy dễ chịu, giảm cảm giác căng cứng vùng cơ lưng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt |
Bước 2: Bấm huyệt
Bấm huyệt: Thầy thuốc dùng đầu ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón út hoặc khuỷu tay bấm vào vị trí các huyệt, các A thị huyệt. Mỗi huyệt bấm trong vòng 20 – 30 giây, lực bấm vừa với sức chịu đựng của bệnh nhân (khoảng 20-25 kg lực).
Yêu cầu của bước 2: hiệu quả đạt được là cơ vùng lưng và mông của bệnh nhân mềm, giãn tối đa, bệnh nhân thấy dễ chịu, giảm cảm giác căng cứng vùng cơ lưng.
Bước 3: Vận động các khớp
Xoay khớp háng và khớp cùng – chậu
Bệnh nhân nằm ngửa, đùi vuông góc với thân, cẳng chân vuông góc với đùi, giãn lỏng các khớp gối và khớp háng. Thầy thuốc xoay 2 chân bệnh nhân theo chiều phải- trái và ngược lại, đổi chiều xoay 5 lần. Sau đó dùng một tay cố định vai bệnh nhân, tay kia vặn từng chân bệnh nhân (trong tư thế gấp đùi vào bụng) sang phía đối diện với vai bệnh nhân được cố định.
Sau đó để bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên gấp nhẹ, đùi và cẳng chân, tay để dọc thân. Thầy thuốc vặn cột sống bệnh nhân từng bên, các động tác phải nhẹ nhàng vừa làm vừa theo dõi tình trạng bệnh nhân. Vặn cột sống sang phía bên phải, sau đó mới chuyển sang làm phía bên trái.
Kéo giãn cột sống bằng tay
Bệnh nhân nằm sấp, 2 tay bám cố định trên thành trên của giường. Thầy thuốc đứng phía chân của bệnh nhân, dùng 2 tay nắm lấy 2 cổ chân của bệnh nhân dùng lực kéo dọc theo chiều cơ thể của bệnh nhân.
Yêu cầu cần đạt của bước 3: Các khớp vận động dễ dàng. Cột sống thư giãn, dùng lực kéo dọc theo trục thân cơ thể, góp phần tạo áp lực âm trong đĩa đệm. Chữa đau khuỷu tay http://coxuongkhoppcc.com/chua-dau-khuyu-tay.html
Lăn lại vùng thắt lưng, hông và chân đến khi bệnh nhân có cảm giác nóng cục bộ vùng lăn. Sau đó phát, vỗ vùng thắt lưng 3- 5 lần.
Hàng ngày, bệnh nhân tự treo người bằng xà đơn, treo tĩnh, không đánh, lắc, co, kéo. Lên xuống xà bằng bục hoặc ghế. Treo người vào buổi sáng và tối. Mỗi lần treo 3 – 5 phút.
Không cúi, mang vác, với, kéo, xách vật nặng. Không chơi thể thao có các động tác xoắn vặn, cúi gập cột sống. Không ngồi lâu dưới đất hoặc nằm ngủ dưới nền nhà, tránh lạnh đột ngột.
Khi ngủ dậy phải tuân thủ tư thế nằm nghiêng người thả hai chân xuống đất rồi dậy. Không dậy theo tư thế bật người. Không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn xoắn, không ngồi xổm vắt chân chữ ngũ. Không đi dép, giầy cao gót. Khi ho nên ở tư thế ngồi. Nên bơi lội.
►Xem thêm: Phòng bệnh xơ cứng cơ tứ đầu đùi trẻ em
Nhận xét
Đăng nhận xét